Tận diệt thuỷ sản hồ Hoà Bình

Nguồn thủy sản trên hồ Hòa Bình đã đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn hộ dân các xã vùng hồ thuộc các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong và TP Hòa Bình. Thế nhưng, các loài cá quý hiếm đang có nguy cơ tận diệt.

đặc sản cá
Đặc sản cá hồ Hòa Bình được du khách rất ưa thích. Ảnh: Hồng Bài

Ông Đinh Văn Thành, xóm Mực, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc cho biết: Trước đây, một đêm thả câu, thả lưới hay gõ thuyền cũng kiếm được hàng yến cá. Nhiều nhất là cá mè, trắm, trôi. Thỉnh thoảng cũng được vài con cá rầm xanh, chiên, lăng, anh vũ. Lúc đó cá chưa bán được giá cao như bây giờ. Hôm nào được nhiều thì bán đổ đồng một giá. Mấy năm nay khó kiếm cá quá! Một phần vì nhiều người đánh bắt, phần vì phương tiện đánh bắt cá hiện đại hơn. Họ dùng cả thuốc nổ, kích điện, thả lưới vét… thuyền trước nổ mìn, thuyền sau vớt cá. Đánh bắt theo kiểu hủy diệt thì cá nào mà lớn kịp.

Ông Xa Văn Chính, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Hiền Lương, Đà Bắc than phiền: Toàn xã có trên 300 hộ ven hồ, thì có 1/2 hộ trang bị thuyền, lưới đánh bắt cá, tôm. Nhưng do ý thức hạn chế, nên chủ thuyền thường dùng phương pháp đánh bắt hủy diệt như nổ mìn, kích điện. Đánh bắt như vậy cá chết chìm rất nhiều, cá bé không phát triển được, cá mẹ bị ung trứng, chết. Nguy hại nhất là vó bè. Một mẻ vó ít cũng được chục cân cá tép. Mẻ nhiều lên đến tạ, hơn tạ. Loại cá này chỉ to bằng ngón tay, thậm chí bé như que diêm, lá tre, lúc đông vụ, bán như cho, 2.000 - 3.000 đồng/kg. Buổi sáng ra bến nhìn chủ thuyền đổ cá thành từng đống trên đất mà xót của.

Tìm hiểu được biết, hiện trên hồ Hòa Bình có khoảng 1.500 thuyền lớn nhỏ hoạt động khai thác thủy sản, trên 1.200 tấm lưới thường và khoảng 1.000 tấm lưới 3 lớp và hàng trăm vó bè. Một năm lượng cá bị khai thác lên đến hàng trăm tấn. Những loài cá quý hiếm như rầm xanh, anh vũ, chiên, quất, ngạnh, mỗi năm bị khai thác không dưới 40 tấn/loài cá.

Ông Xa Văn Định, xóm Bờ, xã Vầy Nưa nói vui: Về Hà Nội mua cá rầm xanh, cá anh vũ dễ hơn vùng hồ. Xóm Bờ sống khá giả là nhờ cá hồ Hòa Bình. Bây giờ nhiều nhà phải gác mái chèo, phơi lưới lên sào!.

Do nguồn lợi thủy sản suy giảm, người dân vùng hồ Hoà Bình chuyển từ nghề khai thác sang nghề nuôi cá lồng. Nhiều hộ có 4 - 5 lồng cá, một vụ thu lãi 30 - 40 triệu đồng. Tuy nhiên, cá lồng năng suất cao, nhưng giá trị kinh tế không bằng cá tự nhiên trên hồ.

Để bổ sung nguồn lợi thủy sản trên hồ Hòa Bình, từ năm 2002 đến nay, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hòa Bình tổ chức thả trên 100 tấn cá giống các loại bổ sung cho hồ Hòa Bình. Cuối tháng 10/2015, đã thả 57.100 con cá, gồm các giống: Chày mắt đỏ, mè hoa, mè trắng, ngạnh, bỗng.

Nếu chỉ thả bổ sung mà không có biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản quá mức, hủy diệt thì khó khôi phục lại được nguồn lợi thủy sản trên hồ Hòa Bình như trước đây. Và, liệu hồ Hòa Bình có còn là cánh đồng màu mỡ để người dân vùng hồ thu hái sản phẩm?

Hồ Hòa Bình có diện tích trên 16.700 ha. Đây là tiềm năng lớn để Hòa Bình phát triển ngành Thủy sản. Trong hồ có nhiều loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như: rầm xanh, anh vũ, chiên, lăng, ba ba gai, chày… Theo số liệu khảo sát của ngành Thủy sản Hòa Bình, vào thời điểm năm 2002, trên lưu vực sông Đà, hồ Hòa Bình có trên 170 loài cá, thuộc 85 giống, trong đó nhiều loài, phong phú về giống là cá chép, chiếm trên 70% tổng loài cá.

Báo Thanh Tra, 24/11/2015
Đăng ngày 25/11/2015
Hồng Bài
Đánh bắt

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 05:55 02/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 05:55 02/05/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 05:55 02/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 05:55 02/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 05:55 02/05/2024